BỌ TRĨ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỌ TRĨ HẠI LÚA

BỌ TRĨ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỌ TRĨ HẠI LÚA

Ruộng lúa đang xanh tốt bỗng nhiên vàng úa, lá quăn lại, sinh trưởng chậm? Đó có thể là dấu hiệu của bọ trĩ – loài côn trùng nguy hiểm, thường bùng phát mạnh trong điều kiện khô hạn. Chúng chích hút nhựa lá, đặc biệt là lá non, làm cây lúa yếu ớt, giảm năng suất. Ở giai đoạn đẻ nhánh, chúng còn gây hại làm giảm số nhánh hữu hiệu – ảnh hưởng cả mùa vụ. Nếu không kiểm soát kịp thời, bọ trĩ có thể lan rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Trong bài viết này, BS.EPNON sẽ giúp bà con nhận biết sớm dấu hiệu bọ trĩ và hướng dẫn cách phòng ngừa bọ trĩ hại lúa hiệu quả, bảo vệ ruộng lúa khỏe mạnh, đạt năng suất cao!

1. Khái niệm bọ trĩ hại lúa 

Bọ trĩ, còn gọi là bù lạch, là một loài côn trùng nhỏ thuộc họ Thipidae. Chúng gây hại cho nhiều loại cây như cây ăn quả, rau màu, hoa và đặc biệt là lúa. Bọ trĩ là tác nhân chính khiến lúa bị bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất.

Bọ trĩ, còn gọi là bù lạch, là một loài côn trùng nhỏ thuộc họ Thipidae.
Bọ trĩ, còn gọi là bù lạch, là một loài côn trùng nhỏ thuộc họ Thipidae.

Loài côn trùng này thường hoạt động mạnh vào ban đêm hoặc những ngày trời râm mát. Khi trời nắng, chúng ẩn náu trong các lá non hoặc lá cuốn. Bọ trĩ có thể bùng phát mạnh vào những năm hạn hán kéo dài, gây thiệt hại nghiêm trọng.

2. Dấu hiệu nhận biết bọ trĩ hại lúa

Dấu hiệu nhận biết bọ trĩ hại lúa
Dấu hiệu nhận biết bọ trĩ hại lúa

Cả bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non đều hút nhựa lá và hoa, khiến cây lúa còi cọc, sinh trưởng chậm. Trên lá lúa non, bọ trĩ gây ra các đốm trắng nhỏ, khi bị nặng, lá quăn ở chóp, khô vàng và tóp lại. Ruộng khô nước thường bị hại nghiêm trọng hơn. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết lúa bị bọ trĩ:

  • Xuất hiện nhiều vào giai đoạn lúa mới mọc đến khi đẻ nhánh.
  • Lá non quăn lại, chuyển vàng.
  • Khi bị nặng, lá cuốn, héo, khô vàng từ mép đến đầu lá.
  • Hoa lúa bị tấn công không thể thụ phấn, làm hạt lép, giảm năng suất.

Do triệu chứng giống một số bệnh khác, có thể kiểm tra bằng cách làm ướt lòng bàn tay rồi quét nhẹ trên ngọn lúa. Nếu có bọ trĩ, chúng sẽ bám lên tay, nhỏ khoảng 1,5mm, màu vàng đen, di chuyển chậm hoặc nhảy do dính nước.

3. Tìm hiểu về bọ trĩ hại lúa

Trước khi tìm hiểu chi tiết về các biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt bọ trĩ hại lúa. Bà con cần tìm hiểu kỹ về vòng đời và các đặc điểm của bọ trĩ. Từ đó sẽ dễ dàng lên kế hoạch quản lý sâu bệnh hiệu quả và phù hợp nhất.

3.1. Vòng đời

Bọ trĩ có vòng đời ngắn
Bọ trĩ có vòng đời ngắn

Bọ trĩ có vòng đời ngắn, trải qua 4 giai đoạn như sau:

  • Trứng: 4 – 5 ngày.
  • Ấu trùng: 5 – 8 ngày.
  • Tiền nhộng & nhộng: 2 – 3 ngày.
  • Trưởng thành: Sống 10 – 20 ngày.

3.2. Đặc điểm hình thái

Bọ trĩ trải qua nhiều giai đoạn phát triển với sự thay đổi rõ rệt về hình thái. Chi tiết, bà con có thể xem dưới đây:

  • Trứng: Hình bầu dục, ban đầu trong suốt, gần nở chuyển sang vàng nhạt.
  • Sâu non: Mới nở trong suốt, sau lột xác lần đầu chuyển vàng nhạt, thân ống, đầu nhỏ, râu ngắn.
  • Nhộng: Màu vàng sẫm, không di chuyển, có cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 4, thường hóa nhộng trong lá cuốn.
  • Trưởng thành: Dài 1 – 2mm, ban đầu nâu sáng, sau chuyển đen bóng, di chuyển nhanh, thường bò cong bụng. Con đực nhỏ hơn con cái, con cái đẻ trứng rải rác trong mô lá.

3.3. Đặc điểm sinh học  

Bọ trĩ chủ yếu sinh sản đơn tính, con cái chiếm hơn 95%. Mỗi con có thể đẻ 3 – 160 trứng trong 5 – 7 ngày, nhiều nhất vào ngày thứ 2 – 4. Chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 15 – 25°C, mỗi năm có 8 – 10 lứa. Lứa 1 và 2 xuất hiện trên cỏ, còn lứa 3 và 6 gây hại nhiều nhất cho lúa.

4. Điều kiện phát triển của bọ trĩ

Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn, ít mưa
Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn, ít mưa

Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn, ít mưa, đặc biệt vào đầu vụ lúa Đông Xuân. Khi hạn hán kéo dài, chúng bùng phát nhanh và khó diệt do kháng thuốc cao. Tuy nhiên, mưa có thể làm giảm đáng kể số lượng, nhất là bọ trĩ trưởng thành. Mức độ gây hại của bọ trĩ theo từng giai đoạn sẽ khác nhau, cụ thể: 

  • Bọ trĩ bắt đầu tấn công từ khi lúa có lá thật.
  • Mật độ tăng cao từ giai đoạn lúa hồi xanh đến đẻ nhánh.
  • Giảm dần khi lúa trỗ bông do lá cứng, không còn phù hợp để bọ trĩ sinh sống.
  • Lúa gieo sạ bị hại nặng hơn so với lúa cấy.

5. Biện pháp canh tác

Biện pháp canh tác bọ trĩ hại lúa
Biện pháp canh tác bọ trĩ hại lúa

Phòng trừ bọ trĩ không chỉ dựa vào thuốc bảo vệ thực vật mà còn cần áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý. Thực hiện đúng các biện pháp sẽ giúp bảo vệ mùa màng và hạn chế tối đa tác hại của bọ trĩ. 

  • Chọn giống lúa có khả năng chống sâu bệnh, năng suất cao, phù hợp với thời tiết và địa hình.
  • Chuẩn bị đất kỹ trước khi trồng, đảm bảo đủ ẩm và xử lý mầm bệnh.
  • Chăm sóc lúa đúng cách: tưới nước, bón phân hợp lý để cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
  • Theo dõi bọ trĩ thường xuyên và phun thuốc vào thời điểm thích hợp.
  • Khi bọ trĩ phát triển mạnh, có thể cắt và đốt phần cây bị hại để ngăn lây lan.
  • Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở bờ ruộng.
  • Cấy hoặc sạ lúa với mật độ vừa phải, không quá dày; giữ nước trên ruộng 1 – 2 ngày khi cần.
  • Bón phân cân đối để cây phát triển tốt.

6. Quản lý bọ trĩ hại lúa hiệu quả và nhanh chóng

Khi phát hiện bọ trĩ trên ruộng lúa, bà con nên áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ. Trước khi dùng thuốc hóa học, hãy ưu tiên quản lý nước hợp lý. Giữ độ ẩm ruộng ổn định, không để đất khô sẽ giúp hạn chế bọ trĩ đáng kể. Đồng thời, dọn sạch cỏ dại xung quanh để loại bỏ nơi trú ẩn của chúng. Nếu mật độ bọ trĩ cao, cần phun thuốc kịp thời để giảm mật độ và bảo vệ sự phát triển của lúa.

6.1. Thuốc trừ sâu ACETA PLUS 250EC

Thuốc trừ sâu ACETA PLUS 250EC
Thuốc trừ sâu ACETA PLUS 250EC

ACETA PLUS 250EC là sản phẩm chuyên biệt giúp tiêu diệt bọ trĩ nhanh chóng, bảo vệ mùa màng hiệu quả. Với hoạt chất Abamectin 20g/l và Acetamiprid 230g/l giúp diệt bọ trĩ hiệu quả.  

  • Tiêu diệt nhanh bọ trĩ nhờ cơ chế tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn.
  • Làm rối loạn hệ thần kinh của bọ trĩ, khiến chúng tê liệt và chết nhanh.
  • Bảo vệ cây lúa giai đoạn quan trọng, giúp lá xanh khỏe, đẻ nhánh mạnh.
  • Giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc, hiệu quả kéo dài.

Một chai dùng được cho diện tích lớn, bà con pha liều lượng cụ thể như sau:

  • Liều lượng: 0,3 – 0,4 lít/ha
  • Lượng nước phun: 400 – 500 lít/ha
  • Thời điểm phun: Khi bọ trĩ ở tuổi 1 – 2 để đạt hiệu quả cao nhất
  • Thời gian cách ly: Không sử dụng khi lúa trổ

6.2. Phân bón EPNON BỘ RỄ BỀN VỮNG

Phân bón EPNON BỘ RỄ BỀN VỮNG
Phân bón EPNON BỘ RỄ BỀN VỮNG

Để hỗ trợ phòng trừ bọ trĩ hại lúa, sản phẩm EPNON BỘ RỄ BỀN VỮNG giúp cải thiện điều kiện sinh trưởng của cây, giúp cây sinh trưởng tốt, kháng lại và phục hồi nhanh những ảnh hưởng do bọ trĩ gây hại:

  • Giảm mật độ bọ trĩ: Giúp hạ phèn, giảm mặn, cân bằng pH đất, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa phát triển khỏe mạnh, hạn chế môi trường thích hợp cho bọ trĩ sinh sôi.
  • Tăng sức đề kháng cho cây: Tăng cường khả năng quang hợp, giúp rễ khỏe, lá xanh dày, phiến lá rộng, giảm thiểu tác động của bọ trĩ khi chích hút.
  • Phục hồi cây bị hại: Hỗ trợ tái tạo rễ, giúp lúa đẻ nhánh mạnh, phục hồi nhanh sau khi bị bọ trĩ tấn công.
  • Thúc đẩy lúa phát triển đồng đều: Bông lúa trổ đều, chắc khỏe, giảm tình trạng còi cọc do bọ trĩ gây ra.

Để tối đa công dụng, bà con cần pha liều lượng đúng – đủ:

  • 0 – 7 ngày sau sạ: Pha 40 – 50 ml/25 lít nước để giúp lúa bén rễ nhanh, hạn chế bọ trĩ tấn công sớm.
  • 7 – 25 ngày sau sạ: Pha 50 – 60 ml/25 lít nước để tăng sức đề kháng, giảm thiểu tác hại của bọ trĩ.
  • 40 ngày đến trổ: Pha 40 – 50 ml/25 lít nước giúp lúa trổ đều, hạn chế ảnh hưởng của bọ trĩ ở giai đoạn sau.

7. Xử lý bọ trĩ kháng thuốc

Xử lý bọ trĩ kháng thuốc
Xử lý bọ trĩ kháng thuốc

Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt bọ trĩ đã được áp dụng từ lâu, nhưng nếu dùng sai cách có thể khiến bọ trĩ kháng thuốc, gây khó khăn trong kiểm soát. Để ngăn chặn tình trạng này, bà con cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Dùng thuốc hợp lý: Không lạm dụng thuốc trừ sâu, tránh phun liên tục một loại trong thời gian dài. Hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng.
  • Luân phiên thuốc: Kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để hạn chế bọ trĩ kháng thuốc, không nên dùng cùng một loại liên tục.
  • Giám sát và phòng ngừa: Theo dõi tình hình bọ trĩ trên ruộng thường xuyên. Kết hợp biện pháp canh tác như bón phân hữu cơ, dọn sạch cỏ dại, trồng xen cây có tác dụng xua đuổi bọ trĩ (như rau má, cà rốt).
  • Ưu tiên chế phẩm sinh học: Nếu phát hiện bọ trĩ sớm, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học để kiểm soát chúng ngay từ đầu, hạn chế phụ thuộc vào thuốc hóa học.

Áp dụng đúng các biện pháp trên sẽ giúp bảo vệ lúa hiệu quả, duy trì năng suất và giảm nguy cơ kháng thuốc của bọ trĩ.

8. Kết luận

Trên đây là thông tin về bọ trĩ hại lúa BS.EPNON chia sẻ với bà con. Để kiểm soát bọ trĩ hiệu quả, bà con cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như quản lý nước hợp lý, vệ sinh đồng ruộng, chọn giống kháng sâu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. 

Bài viết cùng chuyên mục:
BỌ TRĨ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỌ TRĨ HẠI LÚA