Nhà vườn sầu riêng cần nắm: Hoa & Sự thụ tinh của Sầu Riêng

Hoa & Sự thụ tinh của Sầu Riêng

HOVY EPNON Group tổng hợp những thông tin cần thiết về hoa và sự thụ tinh của sầu riêng trong bài viết dưới đây. Với mong muốn giúp nhà vườn hiểu sâu hơn nữa, nắm rõ những thông tin thiết thực xoay quanh hoa sầu riêng, để từ đó ứng dụng cho vườn nhà mình, chăm sóc và nâng cao hiệu quả thu hoạch.

Hoa & Sự thụ tinh của Sầu Riêng
Hoa & Sự thụ tinh của Sầu Riêng

Tìm hiểu về hoa sầu riêng

Hoa SR mọc thành từng chùm, có từ 1-50 hoa trên mỗi chùm. Là hoa lưỡng tính, nghĩa là trên cùng một hoa có đủ 2 bộ phận là bộ phận đực (hạt phấn), bộ phận cái (bầu noãn).

Sự nở hoa ở cây SR không cùng lúc. Nướm chín trước, hạt phấn chín sau, lệch pha từ 1-3 giờ. Nướm nở 3-4 giờ chiều. Hạt phấn nở (hoa nở) 5-6 giờ chiều. Nên sự thụ phấn-thụ tinh khó xảy ra ở cùng một hoa được. Cụ thể trên RI6: Nướm nhận phấn lúc 15 giờ, thời gian nhận phấn kéo dài 12-18 tiếng. Bao phấn nứt hoàn toàn 17 giờ 30. Khả năng đậu trái  tốt nhất là 21 giờ 30.

Hoa SR  là hoa có tính bất dục đực rất cao, nghĩa là hạt phấn trên cùng 1 hoa sẽ không hoặc rất ít khả năng thụ phấn trên hoa đó, hoặc không nhận hạt phấn của hoa ở cây khác nếu có cùng đặc tính di truyền.

Sự bất dục đực không nghiêm ngặt thường đưa đến những trái SR phát triển không điều: trái cong queo chỉ có 1-2 hộc, trong lượng giảm 30-50% so với trái bình thường, trái cho gai dầy. Để khắc phục điều này, khi lập vườn ta thường trồng cây chính và cây phụ khác giống để nhờ dơi làm việc thụ phấn, hoặc hỗ trợ thụ phấn bằng tay.

Hạt phấn sầu riêng mọc thành từng khối, không bay được nhờ gió, thụ phấn được nhờ dơi.

Các giai đoạn của hoa sầu riêng

Hoa & Sự thụ tinh của Sầu Riêng
Các giai đoạn của hoa sầu riêng

Khi nào thì sầu riêng ra hoa? Câu trả lời là nếu đủ điều kiện như độ khô hạn, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp thì sầu riêng sẽ ra hoa. Giai đoạn hoa sầu riêng có thể được tính từ lúc “mắt cua“ đến lúc “sổ nhuỵ” hoàn toàn. Giai đoạn này tạm chia làm 2 giai đoạn nhỏ: 

 Giai đoạn từ mắt cua đến trước xổ nhuỵ 1 tuần (lúc này bông dài 4-5 cm): giai đoạn này cây vẫn được tưới nước nhưng lượng nước giảm dần cho đến lúc cắt hoàn toàn ở giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt cử phân kéo đọt giai đoạn này, để tránh trường hợp rụng trái non (xem phần kéo đọt).

Sự thụ phấn – thụ tinh của sầu riêng

Khi thụ phấn: hạt phấn sầu riêng rơi lên nướm. Người ta gọi là thụ phấn. Sau khi thụ phấn hạt phấn sẽ nảy mầm, tạo ra ống phấn, độ dài của ống phấn dài ngắn phụ thuộc nhiều yếu tố. Khi ống phấn  đến bầu nhuỵ tại đây có hiện tượng thụ tinh xảy ra.

Hoa & Sự thụ tinh của Sầu Riêng
Sự thụ phấn – thụ tinh của sầu riêng

Sự thụ tinh xảy ra sau thụ phấn khoảng 2 giờ và phụ thuộc rất nhiều vào lượng đường sucrose. Hạt phấn nảy mầm cần dung dịch 25-35%, đường sucrose và cũng cần dinh dưỡng 50-90ppm Ca, 30-60ppm B, 15-30ppm Mg, 15-30 ppm K thì thụ tinh đạt dễ dàng, nếu lượng đường này thấp hơn thì sự nảy mầm của hạt phấn khó xảy ra. Đây cũng là lý do khi SR xổ nhuỵ mà có mưa hay sương mù nhiều thì lượng đường này bị loãng (giảm), nên thường thấy bông bị rụng vì thiếu sự thụ tinh.

Theo tài liệu của Nguyễn thị Bích Vân, 2001. Nồng độ B ảnh hưởng lên chiều dài ống phấn có sự khác biệt ý nghĩa về thống kê với liều lượng đối chứng và 50ppm H3BO3 với 100 và 150 ppm. Điều này cũng rất quan trọng khi trước đó nhà vườn bổ sung lượng B phun vào ở giai đoạn đầu của sự ra hoa để giúp cây sầu riêng dễ đậu trái sau này.

Một số kỹ thuật mà nhà vườn nên lưu ý và cách khắc phục

Nhà vườn cũng biết giai đoạn trước xổ nhuỵ đến trái non sự tác động đến cây như tưới nước, bón phân xịt thuốc thường mang lại kết quả không tốt nếu nhà vườn không nắm được kỹ thuật chắc chắn.

Nếu đất quá khô, giữa trưa cây sầu riêng có triệu chứng thiếu nước thì vẫn phải tưới vòi sen với lượng nước ít (bằng 1/3 bình thường) tưới từ vòng tròn hình chiếu tán SR vào góc mà thấy nước chảy tràn trên mặt đất thì ngưng. Hoặc phun nước lên tán cây để giảm nhẹ nhiệt độ trong tán cây lúc này.

Đến khi có trái con thì tiến hành tưới nước trở lại, khi mới tưới nước trở lại thì lượng nước tưới rất ít khoảng 1/3 lượng nước tưới bình thường. Ở những lần tưới sau sẽ tăng lên từ từ đến khi lượng tưới như trước đây. Đây là cách giảm sốc nước cho SR mà nhà vườn áp dụng rất thành công.

Giai đoạn này nên bổ sung dinh dưỡng, thường dùng tưới gốc hay phun qua lá 7-10 ngày một lần bằng Epnon NPK 9-7-4+3,5HC+TE cùng với Epnon Crop TE.

Với những thông tin được chọn lọc và biên soạn từ tác giả Ths. Nguyễn Văn Cử – Nguyên giảng viên, Chuyên gia nông nghiệp Cố vấn Kỹ thuật & Marketing của HOVY EPNON Group dựa trên tài liệu của  PGS.TS Trần văn Hâu và nhiều tác giả khác. Hy vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích nhất về hoa và sự thụ tinh của sầu riêng cho nhiều nhà vườn đọc tham khảo. Chúc nhà vườn áp dụng thành công trong giai đoạn đặc biệt này của cây.

HOVY EPNON Group

  • Văn phòng: 155 Tên Lửa, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Tp HCM
  • Nhà máy: Lô B218, đường số 5, KCN Thái Hòa, Long An
  • Tư vấn KT: 0983.586.335 – 02838238955
  • Email: hovyepnon@gmail.com
  • Website: https://nghiepnong.com
  • Youtube/ Tiktok: Bác sĩ Epnon – Bác sĩ của Nhà nông
Bài viết cùng chuyên mục:
Nhà vườn sầu riêng cần nắm: Hoa & Sự thụ tinh của Sầu Riêng