Trong giai đoạn nuôi trái, đọt sầu riêng phát triển mạnh, khiến cây ưu tiên nuôi đọt trước, dẫn đến rụng trái hàng loạt. Vì vậy, kéo đọt sầu riêng đúng kỹ thuật sẽ giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, đảm bảo cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, hạn chế rụng và tối ưu năng suất vườn. Cùng BS.EPNON tìm hiểu kỹ thuật kéo đọt sầu riêng giai đoạn mắt cua qua bài viết sau nhé!
1. Lợi ích của kéo đọt sầu riêng
- Chuẩn bị giai đoạn nuôi trái: Kéo đọt giúp cây hình thành bộ lá trưởng thành (2-3 cơi) có khả năng quang hợp mạnh, tạo nền tảng dinh dưỡng vững chắc để nuôi hoa và trái phát triển khỏe mạnh.
- Giảm rụng bông, trái non: Việc kéo đọt đúng thời điểm giúp lá nhanh già, không bị trùng vào giai đoạn xổ nhụy và nuôi trái, tránh cạnh tranh dinh dưỡng và hạn chế tối đa tình trạng rụng trái non.
- Giai đoạn sinh trưởng: Trong giai đoạn sinh trưởng, đọt phát triển mạnh giúp cây cứng cáp, tăng đề kháng tự nhiên, giảm sâu bệnh, tiết kiệm thời gian chờ đợi đến giai đoạn sinh sản.
- Giai đoạn sinh sản: Khi bước vào giai đoạn sinh sản, hệ thống lá xanh dày, tiết diện lớn không chỉ là nguồn dự trữ dinh dưỡng mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, nuôi hoa và nuôi trái đạt chất lượng cao.
2. Tại sao cần kiểm soát cơi đọt trong giai đoạn mắt cua sầu riêng?
- Tháo tầng rời, rụng bông hàng loạt, giảm tỷ lệ đậu trái.
- Cây suy yếu, mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất.
- Cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và trái non, làm trái rụng sớm.
3. Hướng dẫn kéo đọt sầu riêng trong giai đoạn ra mắt cua
3.1. Thời điểm kéo đọt sầu riêng
- Tưới nhấp nước đúng liều lượng để hạn chế sốc sinh lý. Chỉ tưới nhẹ như sương trên mặt đất, sau đó tăng dần lượng nước theo từng lần tưới. Tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng, có thể tưới 1 – 2 lần/ngày.
- Phun và bón phân hợp lý giúp cây ra đọt nhanh, lá lụa kịp già trước khi cây vào giai đoạn ra trái.
3.2. Bón phân cân đối
Trong suốt quá trình kéo đọt sầu riêng giai đoạn mắt cua, cây thường bị siết nước trong thời gian dài, dễ dẫn đến tình trạng suy yếu, chậm phát triển. Vì vậy, bà con cần tiến hành bón phân để bổ sung dinh dưỡng, giúp mắt cua phát triển đồng đều, to và mập, tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn ra hoa và đậu trái.
3.2.1. Tưới gốc
Bón phân NPK có chứa hàm lượng đạm cao như: 30-10-10, 20-10-10,… để kích thích đọt ra mạnh đều và đồng loạt.
3.2.2. Phun lá
Nhà vườn cần cung cấp các loại phân bón có hàm lượng đạm, amino acid cao để kéo đọt sầu riêng nhanh. Nhà vườn có thể tham khảo bộ kéo đọt sầu riêng hiệu quả, được nhiều nhà nông tin dùng như phân bón An Nguyên 30 – 10 – 10; phân bón EPNON C-F-A; phân bón EPNON TE, giúp:
- Bung đọt mạnh, kích thích cơi đọt phát triển đồng đều.
- Mở lá nhanh, xanh dày lá, giúp quang hợp hiệu quả.
- Tăng khả năng giữ bông và đậu trái, hạn chế rụng bông do thiếu dinh dưỡng.
4. Lưu ý gì khi kéo đọt sầu riêng giai đoạn mắt cua?
Quy trình kéo đọt sầu riêng không có công thức cố định, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, thời tiết, sức khỏe cây và điều kiện thổ nhưỡng của từng vườn. Do đó, bà con cần quan sát vườn thường xuyên, theo dõi sát sao giàn lá, tình trạng đọt non và diễn biến thời tiết để có phương án điều chỉnh kịp thời, đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh.
5. Kết luận
Việc quản lý đọt đúng cách sẽ giúp giữ bông, tăng tỷ lệ đậu trái và nâng cao năng suất. Hy vọng những chia sẻ và hướng dẫn kéo đọt sầu riêng từ BS.EPNON sẽ giúp nhà vườn kéo đọt sầu riêng trong giai đoạn mắt cua hiệu quả. Chúc bà con đạt vụ mùa bội thu!