Một số loại sâu, bệnh hại ớt phổ biến và cách phòng trừ

sâu, bệnh hại ớt

Các loại sâu, bệnh hại ớt phổ biến như bọ trĩ, sâu xanh, rầy mềm, bệnh thán thư, bệnh héo xanh… có thể khiến cây còi cọc, rụng hoa, rụng trái và thậm chí gây thất thu mùa vụ. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm và có biện pháp phòng trừ hiệu quả? Trong bài viết này, BS.EPNON sẽ giúp bà con nhận diện những loại sâu bệnh trên cây ớt và cách xử lý kịp thời để bảo vệ mùa màng.

1. Một số loại sâu hại trên ớt phổ biến

1.1. Nhện đỏ (Tetranychus spp.) 

Nhện đỏ
Nhện đỏ

Hình thái: Nhện đỏ trưởng thành có 8 chân, thân bầu dục, dài khoảng 0,4 mm. Ấu trùng giống nhện trưởng thành nhưng chỉ có 6 chân.

Triệu chứng: Lá ớt mất màu xanh, xuất hiện đốm trắng nhỏ ở mặt dưới lá do nhện chích hút. Hoa rụng sớm, trái vàng, sạm và nứt khi lớn.
Biện pháp phòng trừ:

  • Giữ ẩm cho cây trong mùa khô, dùng nước áp lực mạnh xịt rửa cây khi nhện xuất hiện nhiều.
  • Vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ tàn dư thực vật.
  • Sử dụng thiên địch như bù lạch 6 chấm, bù lạch bông, bọ rùa, bọ xít nhỏ để kiểm soát nhện đỏ.

Sử dụng sản phẩm Thuốc trừ sâu EPNON CHUYÊN NHỆN 240SC với hoạt chất Spirodiclofen, có tác động tiếp xúc, vị độc và thấm sâu, lưu dẫn 2 chiều, làm ức chế quá trình tổng hợp lipid và trao đổi chất nên có khả năng trừ được cả nhện non, nhện trưởng thành, ấu trùng và làm ung trứng.  

1.2. Bọ trĩ (Thrip sp.)

Bọ trĩ
Bọ trĩ

Hình thái: Bọ trĩ dài 1 – 2 mm, thân màu vàng đậm hoặc nâu đen, có 4 cánh dài.

Triệu chứng: Lá ớt xuất hiện đốm trong như giọt dầu, ở giữa có chấm vàng do bọ trĩ chích hút. Chồi non, lá non, nụ hoa kém phát triển, cánh hoa xoăn và biến dạng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Chăm sóc cây khỏe mạnh, tưới đủ ẩm trong mùa khô.
  • Thăm đồng thường xuyên, loại bỏ cây bị hại.
  • Dùng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời để thu hút bọ trĩ trưởng thành.

Sử dụng thuốc trừ bọ trĩ ACETA PLUS 30WG (Acetamiprid) để diệt bọ trĩ tận gốc. Thuốc được bào chế ở dạng hạt đậm đặc 30%, mang lại hiệu quả cao, triệt để mà vẫn an toàn.

2. Một số loại bệnh hại ớt và cách khắc phục

2.1. Bệnh chết cây con 

Bệnh chết cây con 
Bệnh chết cây con

Nguyên nhân: Do các loại nấm trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp. gây ra.

Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở cây con, phần thân sát mặt đất thối khô, chuyển nâu đen, cây ngã đổ, lá rũ, còi cọc và chết. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm và nhiệt độ cao, gieo hạt quá dày hoặc tưới nước quá nhiều, đặc biệt trong mùa mưa không có giàn che.

Biện pháp phòng trừ:

  • Chọn vị trí vườn khô ráo, thoát nước tốt, có đủ ánh sáng hoặc làm giàn che.
  • Xử lý đất trước khi gieo bằng vôi, đốt rơm rạ, phơi nắng.
  • Bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón nhiều đạm.
  • Luân canh với cây trồng khác họ cà để giảm nguồn bệnh.

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ bệnh HEXA FUJI 5SC, có thể đặc trị nhiều loại bệnh khác nhau trên cây ớt, bao gồm cả bệnh chết cây con.

2.2. Bệnh đốm lá (đốm mắt cua)

Bệnh đốm lá (đốm mắt cua)
Bệnh đốm lá (đốm mắt cua)

Nguyên nhân: Do nấm Cercospora capsici gây ra.

Triệu chứng: Xuất hiện đốm tròn, viền nâu đậm trên lá. Khi bệnh nặng, các vết đốm lan rộng, làm lá cháy khô và rụng. Bệnh cũng xuất hiện trên thân và cuống hoa. Thời tiết nóng ẩm, sương mù nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh thường gặp trên cây ớt già và giai đoạn bén rễ hồi xanh.
Biện pháp phòng trừ:

  • Dọn sạch tàn dư thực vật, cày lật đất sớm để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.
  • Bón phân hữu cơ hoai mục, đặc biệt là lân và kali để cây khỏe.
  • Ngắt bỏ lá bệnh để hạn chế lây lan.
  • Luân canh với cây trồng khác họ cà.
  • Sử dụng hạt giống sạch bệnh.
  • Tưới nước vào buổi sáng để lá khô nhanh, giảm độ ẩm kéo dài.

Biện pháp hóa học: Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện, dùng thuốc trừ bệnh LÁ CHẮN THÉP 72WP. Thuốc được kết hợp bởi 2 hoạt chất: Cymoxanil & Mancozeb có tác dụng nội hấp, lưu dẫn cực mạnh.

2.3. Bệnh thán thư 

Bệnh thán thư 
Bệnh thán thư

Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, phát triển mạnh ở nhiệt độ 28 – 30⁰C và độ ẩm cao. Bào tử nấm có sức sống cao, dễ lây lan qua gió, côn trùng, tàn dư cây bệnh và hạt giống.

Triệu chứng:

  • Ban đầu xuất hiện đốm nhỏ hơi lõm trên vỏ quả, có hình bầu dục hoặc thoi, màu nâu đen hoặc vàng trắng bẩn.
  • Bệnh gây thối chồi non, chết cây con, làm thối quả, giảm năng suất và chất lượng ớt, ảnh hưởng đến bảo quản sau thu hoạch.
  • Thường xuất hiện trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, sáng nắng chiều mưa.

Biện pháp phòng trừ: 

  • Chọn giống khỏe, sạch bệnh, xử lý hạt giống trước khi trồng.
  • Trồng mật độ hợp lý, tỉa cành tạo độ thông thoáng.
  • Bón phân cân đối, hạn chế bón quá nhiều đạm.
  • Tưới nước vừa đủ, tránh ngập úng.
  • Luân canh với cây trồng khác họ.

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ bệnh HEXA FUJI 5SC để trừ bệnh thán thư trên ớt nhanh chóng.

2.4. Bệnh héo xanh – héo tươi 

Bệnh héo xanh - héo tươi 
Bệnh héo xanh – héo tươi

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra, thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây họ cà như ớt, cà chua, khoai tây. Ở Lâm Đồng, bệnh có thể làm chết đến 80% cây trong vườn.
Triệu chứng:

  • Bệnh xuất hiện rải rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây trong ruộng.
  • Cây già: Lá dưới bị héo nhẹ trước.
  • Cây con: Lá non héo trước, sau đó cả cây héo nhanh mà không vàng lá.
  • Khi chẻ thân phần gốc hoặc rễ, mạch nhựa có màu xám đất đến nâu. Nếu nhúng phần bị cắt vào nước, sẽ thấy dịch vi khuẩn trắng sữa tuôn ra.

Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh – héo tươi hại ớt:

  • Luân canh, không trồng ớt liên tục trên cùng một đất.
  • Sử dụng hạt giống sạch bệnh, xử lý hạt ở 54°C trong 25 – 30 phút.
  • Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
  • Bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế gây tổn thương cây khi chăm sóc.
  • Đảm bảo ruộng thoát nước tốt, tránh úng.
  • Kiểm soát nguồn nước tưới, tránh lây lan từ ruộng trồng cây họ cà khác.
  • Nhổ bỏ và tiêu hủy ngay cây bị bệnh.

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ bệnh EPNON VI KHUẨN GOLD 200WP để phòng trừ bệnh héo xanh – héo tươi hại ớt. 

2.5. Bệnh thối đọt non 

Bệnh thối đọt non 
Bệnh thối đọt non

Nguyên nhân: Thường phát sinh mạnh trong mùa mưa hoặc thời tiết ẩm, nhiệt độ cao. Gây hại chủ yếu trên hoa, chồi hoa và các nhánh non của cây. Tác nhân gây bệnh do nấm Choanephora cucurbitarum.

Triệu chứng: Mô cây bị nhiễm bệnh chuyển màu nâu đen đến đen, nấm lan nhanh xuống dưới, làm đọt bị chết và thối mềm. Trong điều kiện ẩm cao, trên phần bị thối xuất hiện tơ nấm trắng, cuối sợi nấm có phình tròn màu đen.

Biện pháp phòng trừ bệnh thối đọt non:

  • Trồng với mật độ hợp lý, không trồng quá dày để giúp ruộng thông thoáng.
  • Không trồng ớt vào mùa mưa, tránh điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Làm liếp cao, thoát nước tốt để tránh ứ đọng nước trong mùa mưa.
  • Không tưới nước quá ẩm vào buổi chiều, đặc biệt khi bệnh đã xuất hiện. 

Tương tự với các bệnh khác trên cây ớt, bà con có thể dùng thuốc trừ bệnh HEXA FUJI 5SC để trừ bệnh thối đọt non hiệu quả, nhanh chóng.  

2.6. Bệnh khảm do virus 

Bệnh khảm do virus 
Bệnh khảm do virus

Nguyên nhân: Bệnh xoăn lá trên cây ớt do virus gây ra, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây. Bệnh lây lan chủ yếu qua các loài côn trùng chích hút như rầy, rệp, tuyến trùng.

Triệu chứng: Ớt nhiễm virus thường có lá xoăn, mép cong, biến dạng với các mảng xanh đậm – vàng loang lổ. Bệnh nặng khiến chồi còi cọc, cành vặn vẹo, hoa rụng, trái nhỏ, méo mó và cứng, làm giảm năng suất nghiêm trọng.

Biện pháp canh tác:

  • Kiểm soát cỏ dại, vì đây là nơi trú ẩn của rầy, rệp – nguyên nhân khiến virus lây lan.
  • Chọn giống kháng bệnh để giảm nguy cơ nhiễm virus.
  • Loại bỏ cây bệnh sớm để tránh lây lan trên diện rộng.
  • Luân canh cây trồng với cây khác họ cà (như lúa, đậu, bắp) để giảm nguồn bệnh trong đất.
  • Bẫy dính màu vàng để thu hút và tiêu diệt côn trùng chích hút.
  • Không trồng ớt gần cây trồng dễ nhiễm virus như cà chua, khoai tây. 

2.7. Bệnh đốm xám trên ớt 

Bệnh đốm xám trên ớt 
Bệnh đốm xám trên ớt

Nguyên nhân: Do nấm Cercospora capsici, phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới.

Triệu chứng:

  • Xuất hiện đốm tròn nâu, trung tâm xám nhạt, viền nâu đỏ.
  • Đốm lan rộng, tạo vòng tròn đồng tâm kích thước lên đến 1.5 cm.
  • Lá bệnh vàng, héo, rụng làm cây suy yếu.

Phòng ngừa:

  • Dọn sạch tàn dư cây bệnh.
  • Bón phân cân đối, tránh thừa đạm.

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ bệnh HEXA FUJI 5SC để trừ bệnh hại trên ớt. 

2.8. Bệnh xoăn lá ớt 

Bệnh xoăn lá ớt 
Bệnh xoăn lá ớt

Nguyên nhân:

  • Do vi rút lây lan qua rầy mềm, bọ trĩ chích hút.
  • Phát triển mạnh vào mùa nóng, thường xuất hiện khi cây ra hoa, đậu trái.

Triệu chứng:

  • Lá biến dạng, xoăn, mép cong, loang lổ vàng xanh.
  • Cây còi cọc, chậm phát triển, giòn dễ gãy.
  • Hoa vàng héo, rụng sớm, trái nhỏ, ít trái.

Phòng ngừa:

  • Trồng giống kháng bệnh.
  • Bón phân đầy đủ, cân đối giúp cây khỏe mạnh.
  • Vệ sinh tay chân, dụng cụ trước và sau khi tỉa cành.
  • Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh để tránh lây lan. 

3. Kết luận

Sâu bệnh hại ớt là một trong những thách thức lớn đối với nông dân, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa thiệt hại. Đừng ngại liên hệ với BS.EPNON để được tư vấn kỹ thuật miễn phí nhé!

Bài viết cùng chuyên mục:
Một số loại sâu, bệnh hại ớt phổ biến và cách phòng trừ