Phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng dễ dàng, hiệu quả nhanh chóng

Bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái sầu riêng không chỉ là nguyên nhân khiến cơm sầu riêng bị thối, trái chín sớm, giảm chất lượng trái mà còn lan rộng với tốc độ chóng mặt. Bệnh này ảnh hưởng đến mẫu mã trái, không thể bán và gây ảnh hưởng đến sản lượng của vườn.    

Đây là thách thức lớn cho người nông dân khi bệnh thối trái trên sầu riêng có thể xảy ra ở mọi giai đoạn và mọi bộ phận của cây. Đồng hành cùng bà con, Bác sĩ Ép Non – Bác sĩ của Nhà nông sẽ chia sẽ đến bà con nguyên nhân, điều kiện phát sinh bệnh và giải pháp tối ưu phòng trừ bệnh hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé! 

1. Tác nhân gây bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra
Bệnh thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra

Bệnh thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra. Phytophthora Palmivora thuộc lớp nấm noãn Oomycetes, là loại ký sinh gây hại trên nhiều loại rau hoa màu và cây ăn quả. 

Trên cây sầu riêng, nấm gây tổn hại trên nhiều bộ phận của cây. Bệnh không chỉ làm cho trái nhỏ và chín sớm (chín háp), mà còn gây thối trái và lây lan sang những trái khác. Sự tác động của bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trái và cả sau khi thu hoạch.

2. Điều kiện phát sinh bệnh thối trái trên cây sầu riêng 

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều 
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều 

Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh thối trái sầu riêng sẽ càng trở nên phát triển và lây lan rộng rãi. Dưới đây là một số điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến việc phát triển bệnh này:

  • Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều 
  • Cây bón thừa đạm
  • Vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước và nhất là các chùm trái nằm trong tán. 
  • Ngoài ra, vết đục của sâu đục trái còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.
  • Từ các vết bệnh ban đầu của sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa hay lũ lụt. 
  • Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan.
  • Nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước và trong các bộ phận bị bệnh của cây.

3. Triệu chứng sầu riêng bị nấm gây thối trái 

3.1. Thân cây 

Khi bị bệnh, thân cây sầu riêng sẽ xuất hiện những đốm đen
Khi bị bệnh, thân cây sầu riêng sẽ xuất hiện những đốm đen

Khi bị bệnh, thân cây sầu riêng sẽ xuất hiện những đốm đen ẩm ướt, gồ ghề và dần chuyển qua màu nâu đỏ thẫm. Những vết bệnh này làm vỏ cây bị nứt và chảy nhựa.

3.2. Trên lá 

Nấm bệnh tấn công lá sầu riêng làm cháy lá, héo lá và rụng dần
Nấm bệnh tấn công lá sầu riêng làm cháy lá, héo lá và rụng dần

Khi cây bị bệnh, bạn có thể dễ dàng nhìn bằng mắt thường. Nấm bệnh tấn công lá sầu riêng làm cháy lá, héo lá và rụng dần. Lá sẽ bị vàng úa từ ngọn cây cho đến những tán lá xung quanh.

3.3. Trên trái 

Sầu riêng bị bệnh có mẫu mã xấu, nhiều đốm đen ăn mòn với thịt trái bị nhũn
Sầu riêng bị bệnh có mẫu mã xấu, nhiều đốm đen ăn mòn với thịt trái bị nhũn

Nấm bệnh thường tấn công đến bất kỳ vị trí nào trên trái sầu riêng, nhất là ở đít trái. Bà con có thể dễ dàng nhận thấy vết bệnh đầu tiên chỉ mang màu hơi đen, nhỏ và xuất hiện dọc từ cuống trái trở xuống quanh trái sầu riêng. Về lâu dài, vết bệnh sẽ trở thành màu đen xám và ăn sâu vào phần thịt trái rất nhanh. 

Sầu riêng bị bệnh có mẫu mã xấu, nhiều đốm đen ăn mòn với thịt trái bị nhũn, có mùi tanh và chua lẫn lộn. Vào những ngày có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, vết bệnh sẽ có tơ nấm như mạng nhện. 

4. Giải pháp phòng ngừa bệnh thối trái sầu riêng 

Bà con nên thăm vườn thường xuyên trong giai đoạn trái non
Bà con nên thăm vườn thường xuyên trong giai đoạn trái non

Đối mặt với hậu quả và tác nhân gây bệnh của bệnh thối trái sầu riêng, BS.EPNON – Bác sĩ của Nhà nông xin gửi đến bạn các giải pháp canh tác hiệu quả như sau: 

  • Trồng với mật độ thấp (khoảng cách 8 – 10 m).
  • Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành giúp cây thông thoáng. 
  • Thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.
  • Vườn cây cần thoát nước tốt trong mùa mưa.
  • Bón phân NPK cân đối
  • Thu hoạch không để trái rụng hay chạm  mặt đất.
  • Nên thăm vườn thường xuyên giai đoạn trái non để phát hiện bệnh mới chớm, hoặc phun ngừa khi trái bằng nắm tay. 

5. Bộ sản phẩm phòng trị bệnh thối trái sầu riêng hiệu quả – BS.EPNON

Bộ sản phẩm phòng trị bệnh thối trái sầu riêng hiệu quả - BS.EPNON
Bộ sản phẩm phòng trị bệnh thối trái sầu riêng hiệu quả – BS.EPNON

Bên cạnh biện pháp canh tác cẩn thận, bà con cần sử dụng thêm những sản phẩm chuyên phòng trị bệnh thối trái sầu riêng để tăng cường hàng rào ngừa bệnh. Bác sĩ EPNON – Bác sĩ của Nhà Nông xin giới thiệu đến bạn một số sản phẩm tiêu biểu được bà con nông dân tin tưởng sử dụng. 

  • EPNON META FUJI 500gr + EPNON BONG TRAI 400SC 250ml: Pha cho 200 – 400 lít nước.
  • EPNON THOMORPH FUJI 69WP 500gr + EPNON BONG TRAI 400SC 250ml: Pha cho 200 – 400 lít nước.
  • 1 lít KATAFOS 713 + 1 lít HEXA FUJI 5SC: Pha cho 200 – 400 lít nước 
  • EPNON METALAXYL H20 25EC 250ML + EPNON PHOS 600 250ml: Pha cho 200 lít nước. 

Chú ý

  • Phun ướt đều thân lá và trái sầu riêng
  • Nếu bệnh xuất hiện trễ vào giai đoạn trái lớn, khi phun thuốc nên đảm bảo đúng thời gian cách ly.
  • Tuyệt đối không nên nhúng trái vào thuốc bảo vệ thực vật sau thu hoạch.

Kết luận

Để sầu riêng được phát triển khỏe mạnh, bà con cần lưu ý đến điều kiện phát sinh và chú ý triệu chứng bệnh thối trái sầu riêng để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Vì một mùa vụ tươi tốt, BS.Epnon – Bác sĩ của Nhà nông rất hân hạnh được đồng hành cùng nông dân Việt trên con đường phía trước.

Đừng ngại liên hệ với BS.Epnon để được tư vấn cụ thể về sản phẩm phù hợp với cây trồng nhé! 

Bài viết cùng chuyên mục:
Phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng dễ dàng, hiệu quả nhanh chóng